Quy trình thi công chống thấm sàn mái chi tiết, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Thấm dột là một tình trạng khá phổ biến mà rất nhiều công trình thường gặp phải. Tình trạng thấm dột làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu công trình. Làm cho công trình nhanh bị xuống cấp, tuổi thọ công trình từ đó cũng sẽ bị giảm đáng kể. Thấm dột không những làm mất thẩm mỹ của công trình mà nó còn gây thiệt hại đến kinh tế. Hơn nữa còn có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Vậy nên thi công chống thấm rất quan trọng đối với các gia đình. Một trong những vị trí cần lưu ý đến vấn đề chống thấm đó là sàn mái. Vậy quy trình thi công chống thấm sàn mái ra sao?
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách quy trình thi công chống thấm sàn mái chi tiết, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cùng tham khảo để áp dụng vào công trình của mình thành công nhé
Contents
Quy trình thi công chống thấm sàn mái chi tiết, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Hiện nay quy trình thi công chống thấm sàn mái được áp dụng những biện pháp phổ biến dưới đây:
Sử dụng chất chống thấm polyurethane
Chuẩn bị, xử lý bề mặt:
– Bề mặt sàn mái trước khi thi công chống thấm phải được xử lý cho thật khô, sạch sẽ. Đảm bảo sàn mái không bị bám dầu mỡ, bụi bẩn, tạp chất hay vật liệu dư thừa
Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng chống thấm polyurethane như sau:
– Quét lên bề mặt lớp lót Revinex® pha nước theo tỷ lệ 1:4. Việc này sẽ giúp bề mặt được ổn định, giúp tăng độ bám dính và mang đến hiệu quả bao phủ cao hơn
– Bạn hãy sử dụng máy khuấy điện để khuấy thật kỹ chất chống thấm ở trong thùng với tốc độ chậm khoảng 5 phút. Sau khi lớp lót khô thì bạn hãy phun hoặc quét lên bề mặt ít nhất là 2 lớp Neoproof® PU W. 2 lớp nên thi công theo 2 hướng khác nhau. Khi thi công lớp thứ nhất bạn hãy pha loãng chất chống thấm với 5% nước. Đợi bề mặt lớp đầu tiên khô thì quét lớp vật liệu nguyên chất không pha thứ 2 lên bề mặt
Ưu điểm của phương pháp chống thấm sàn mái bằng chất chống thấm polyurethane:
– Có độ giãn dài và đàn hồi cao
– Bám dính tốt
– Khi thi công trên bề mặt sẽ không xuất hiện các mối nối
– Tuổi thọ cao. Bề mặt bền bỉ từ 20 – 30 năm
– Ngăn nước hiệu quả, chống bị đọng nước
– Tuyệt đối an toàn cho con người bởi không chứa các hóa chất độc hại
Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng màng tự dính
– Trải màng chống thấm loại tự dính ra theo đúng chiều dài bề mặt sàn mái. Tiếp theo thì cắt màng đúng với kích thước cần chống thấm
– Bóc phần giấy lót bảo vệ màng chống thấm ra rồi dán màng lên bề mặt sàn mái. Diện tích chồng mí ít nhất là 5cm
– Cuối cùng thì cán vữa lên trên lớp màng để bảo vệ màng, làm tăng hiệu quả chống thấm hơn
Ưu điểm của phương pháp màng chống thấm tự dính:
– Dễ thi công
– Thời gian khô nhanh. Tạo thành lớp phủ bền bỉ và linh hoạt
– Có độ kết dính tốt, lấp kín được những vết nứt
– Có thể thi công được trên cả kết cấu cũ lẫn mới
Thi công chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng
Đây được xem là phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả cao nhất hiện nay. Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng như sau:
– Trước tiên bạn hãy quét lớp lót Primer (có gốc nước, gốc dung môi) lên bề mặt sàn mái cần chống thấm
– Sử dụng lu lăn sơn để quét trên bề mặt rộng. Lưu ý lớp sơn phải dàn mỏng, đều. Bao phủ kín hết toàn bộ bề mặt cần chống thấm
– Thi công chống thấm: Bạn hãy lướt ngọn lửa từ đèn khò qua lại, đều lên bề mặt khò của màng chống thấm. Bên cạnh đó bạn cũng cần khò nóng bề mặt lớp lót vừa thi công. Sau đó dán màng khò thật nhanh lên bề mặt sàn mái cần chống thấm. Công đoạn này cần phải thực hiện thật nhanh, phân bổ nhiệt đều
– Xử lý cổ ống
– Ở vị trí chân tường cần dán màng cao lên ít nhất là 15cm
– Cuối cùng thì cán vữa để bảo vệ màng khò tốt hơn
Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng màng khò:
– Độ đàn hồi cao
– Thi công nhanh chóng
– Không kén bề mặt thi công, thi công được ở những vị trí khó
Chống thấm sàn mái bằng các loại vật liệu chống thấm có gốc xi măng
Chuẩn bị bề mặt:
– Cũng giống với những cách trên, trước khi tiến hành thi công chống thấm sàn mái thì bạn cần phải làm sạch bề mặt. Đảm bảo bề mặt phải thật sạch sẽ, khô thoáng, không còn bị bám bụi bẩn hay dầu mỡ. Nếu bề mặt có các vết nứt thì phải được xử lý, trám kín lại trước khi thi công
Thi công chống thấm sàn mái:
- Bạn hãy đổ từ từ thành phần A vào thành phần B với tỷ lệ 25:12. Sử dụng máy khuấy để khuấy đều hỗn hợp lên với tốc độ chậm để tránh sinh ra bọt. Khuấy đến khi thấy hỗn hợp đồng nhất
- Quét hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt. Tốt nhất nên thi công 2 lớp, mỗi lớp dày khoảng từ 1-1.5mm
Ưu điểm của phương pháp thi công chống thấm sàn mái bằng các loại vật liệu có gốc xi măng:
- Thi công dễ dàng, bạn có thể tự thi công nhanh chóng với vài thao tác đơn giản
- Không tốn nhiều chi phí thi công
Bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn về quy trình thi công chống thấm sàn mái chi tiết, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhất. Quý khách có thể tham khảo để tự áp dụng vào công trình của mình thành công nhé
Hiện nay Quang Phát chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ chống thấm sàn mái, ban công, nhà vệ sinh,… chống thấm nhiều hạng mục cho các công trình tại TPHCM. Nếu có nhu cầu thi công chống thấm cho công trình của mình. Hãy liên hệ trực tiếp đến Quang Phát chúng tôi theo hotline: 0932.489.685 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé.
⏩ Thi Công Thiết Kế | ⭐ Đội ngủ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm |
⏩ Tư Vấn Báo Giá Miễn Phí | ⭐ Nhân viên tư vấn hỗ trợ báo giá miễn phí. |
⏩ Tiêu Chí Đề Ra | ⭐ Sống vì khách hàng, uy tín làm nên thương hiệu |
⏩ Bảo Trì Và Sửa Chữa | ⭐Chế độ bảo trì dài hạn, nhanh chóng gọi là có mặt |