Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh sử dụng lâu năm khi đã bị xuống cấp thì sẽ khó tránh khỏi hiện tượng thấm dột nước. Vậy làm cách nào để chống thấm cho nhà vệ sinh? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh vô cùng hiệu quả. Hãy cùng tham khảo với chúng tôi nhé.
Nguyên nhân thấm dột nhà vệ sinh
Thấm dột nhà vệ sinh thường đến từ những nguyên nhân sau đây:
- Hệ thống ống nước âm sàn bị rò rỉ hoặc bị vỡ. Không xử lí kịp thời lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột. Ban đầu sẽ xuất hiện các vết ố vàng, loang lổ. Lâu dần không được xử lý nước bị rò rỉ nhiều sẽ chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành từng dòng làm cho trần nhà hư hỏng. Nhất là những trần thạch cao, nhựa thấm nước lâu ngày sẽ làm trần xập xệ.
- Các thiết bị vệ sinh bị rò rỉ nước như lavabo, vòi sen, bồn cầu,…
- Quá trình thi công chống thấm đầu tiên không đúng kĩ thuật. Hoặc ban đầu không thực hiện chống thấm nhà vệ sinh. Không có lớp chống thấm bảo vệ lâu ngày sẽ có hiện tượng thấm dột.
- Nhà vệ sinh xuống cấp vì đã sử dụng lâu năm. Cũng là nguyên nhân gây ra thấm dột.
Nhà vệ sinh bị thấm dột sẽ gây ra những hậu quả gì?
Tình trạng thấm nước nhà vệ sinh sẽ gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Ngoài ra rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người sinh hoạt trong môi trường đó. Những hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm dột:
– Trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ của công trình. Vì khi thấm nước, tường nhà vệ sinh sẽ bị ẩm mốc, ố vàng. Lâu ngày sẽ bị bong tróc tường, làm loang lổ tường,…
– Tình trạng thấm nước, ẩm ướt sẽ làm giảm tuổi thọ của công trình, nhanh xuống cấp.
– Tình trạng thấm dột nhà vệ sinh không được xử lý kịp thời rất có thể nước sẽ lan qua các phòng khác. Sẽ làm hư hỏng toàn bộ công trình.
Việc nhà vệ sinh bị thấm nước để lâu ngày sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình bạn. Vậy nên cần có những phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả để bảo vệ công trình bạn tốt hơn.
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh
Sử dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh
Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm cực đơn giản.
- Làm sạch bề mặt cần chống thấm. Đảm bảo sạch sẽ không còn tạp chất, bằng phẳng và khô ráo.
- Sơn lớp chống thấm lần thứ nhất lên bề mặt. Lớp thứ 2 thi công sau lớp thứ nhất 6 tiếng.
- Để khoảng 24 giờ cho sơn chống thấm khô thì phủ lên bề mặt 1 lớp sơn lót. Nên chọn loại sơn lót không chứa dung môi. Nếu sử dụng loại chứa dung môi thì không sử dụng loại sơn có gốc nước. Lưu ý chọn sơn lót không màu.
Dùng màng khò nóng để chống thấm cho nhà vệ sinh
Một trong những phương pháp chống thấm hiệu quả nhất đó là dùng màng khò nóng. Màng khò có thể chống thấm cho sân thượng, sàn mái, nhà vệ sinh,… cực tốt. Vì nó có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm nước hiệu quả.
Thực hiện như sau:
- Trước tiên cần vệ sinh bề mặt cần chống thấm thật sạch, loại bỏ mọi tạp chất, bụi bẩn. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng, không còn những vết nứt, lồi lõm.
- Tiếp theo sau đó thì quét keo lên toàn bộ bề mặt ở những vị trí cần được chống thấm.
- Đợi 1 giờ sau cho keo khô thì tiến hành dán màng khò.
- Sử dụng lửa khò để khò cho lớp màng chống thấm chảy ra, dính chặt vào keo.
- Dùng lực để ép chặt màng khò lên bề mặt để đảm bảo được màng khò với keo có độ bám dính tốt nhất.
- Sau khi thi công dán màng khò xong thì phủ 1 lớp vữa lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm hiệu quả.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng sợi thủy tinh
Bạn có thể sử dụng lưới chống thấm bằng sợi thủy tinh để chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả. Lưới chống thấm bằng sợi thủy tinh có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ.
Quy trình thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn cần phải vệ sinh bề mặt như các phương pháp trên.
- Sau đó tiến hành cán mỏng 1 lớp vữa xi măng lên trên bề mặt.
- Tiếp đến thì phủ 1 lớp lưới thủy tinh lên. Rồi tiếp tục cán thêm lớp vữa mỏng lên bề mặt.
- Khi đã thi công chống thấm xong thì có thể ốp gạch để bảo vệ bề mặt chống thấm.
Lưu ý:
Đối với phương pháp này bạn cần có các biện pháp bảo hộ như đeo găng tay khi thực hiện. Vì khi tiếp xúc sợi thủy tinh hay bông lưới có thể sẽ gây kích ứng da, mẩn ngứa.
Dùng keo chống thấm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo chống thấm. Về quy trình chống thấm đều giống nhau như sau:
- Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ.
- Dùng máy bắn keo, hoặc quét keo lên các vị trí cần được chống thấm.
- Sau khi keo đã khô thì sơn bả phủ lên bề mặt để bảo vệ lớp keo tốt hơn.
Chống thấm với nhựa đường
Nhựa đường là loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chống thấm cực kì hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nhựa đường để chống thấm nhà vệ sinh, sân thượng, sàn mái,…
- Bước đầu bạn cần xử lý bề mặt chống thấm để đảm bảo bề mặt được sạch sẽ, bằng phẳng. Bạn có thể sử dụng máy mài để mài bằng bề mặt.
- Tiếp theo hãy đun sôi nhựa đường lên, pha thêm 1 lượng dầu DO để quá trình chống thấm cho hiệu quả tốt hơn.
- Sử dụng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt chống thấm.
- Bạn có thể thi công vào buổi trưa khi nhiệt độ lên cao để hiệu quả cao hơn.
Bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công cho công trình của bạn.
⏩ Thi Công Thiết Kế | ⭐ Đội ngủ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm |
⏩ Tư Vấn Báo Giá Miễn Phí | ⭐ Nhân viên tư vấn hỗ trợ báo giá miễn phí. |
⏩ Tiêu Chí Đề Ra | ⭐ Sống vì khách hàng, uy tín làm nên thương hiệu |
⏩ Bảo Trì Và Sửa Chữa | ⭐Chế độ bảo trì dài hạn, nhanh chóng gọi là có mặt |